Bắc Kạn: Công tác cấp phép cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản theo đúng quy định bước đầu tạo đà cho ngành công nghiệp khai khoáng hình thành và phát triển.
Thứ tư - 17/10/2012 15:41
Những năm qua, việc cấp phép cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản đúng quy định đã bước đầu tạo đà cho ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh Bắc Kạn hình thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Hiện nay, việc cấp phép cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã theo đúng quy định về trình tự, thủ tục của Luật Khoáng sản; Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005; Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22/01/2009 của Chính phủ và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 01/2006/TT-BTMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường; quy dịnh của tỉnh tại Quyết định số 223/QĐ-UBND và nhiều văn bản khác.
Các tổ chức, cá nhân được đầu tư vào lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản đã tự giác hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Trên địa bàn tỉnh hiện còn 53 mỏ còn thời hạn khai thác, trong đó chủ yếu là mỏ khai thác vật liệu thông thường và một số cơ sở chế biến khoáng sản được đầu tư xây dựng. Đối với khoáng sản chì kẽm, tỉnh Bắc Kạn hiện có: 04 xưởng tuyển nối của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Việt Trung, Công ty TNHH hạn 1 thành viên Kim loại màu Thái Nguyên, công suất từ 100 đến 300 tấn quặng/ngày, 01 xưởng tuyển của Công ty Thương mại dịch vụ Hoàng Nam; 01 nhà máy điện bột kẽm của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn; 01 nhà máy luyện chì công suất 5000 tấn/năm của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn; 01 nhà máy phân chì kẽm công suất 31.000 tấn/năm của Công ty TNHH Ngọc Linh đang xây dựng. Đối với khoáng sản sắt, có 01 nhà máy luyện gang tại Cẩm Giàng - Bạch Thông với công suất 20.000 tấn gang/năm của Chi nhánh Tổng công ty máy Động lực và máy Nông nghiệp Việt Nam, 01 nhà máy nghiền tuyển quặng sắt công suất 200.000 tấn tinh quặng sắt/năm của Công ty Matexim tại Chợ Đồn và nhà máy sắt xốp đang xây dựng tại Khu Công nghiệp Thanh Bình, 01 khu liên hợp gang thép đang xây dựng tại Khu Công nghiệp Thanh Bình với công suất 2.500 tấn/năm của Công ty TNHH Vạn Lợi. Đối với vật liệu xây dựng, toàn tỉnh có 01 công ty sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư xây dựng nhà máy gạch tuy nen tại Bạch Thông công suất với 15 triệu viên/năm và 01 nhà máy nghiền bột silic, 01 nhà máy xẻ đá vôi trắng tại Xuất Hóa của Công ty Cổ phần Xây dựng và Khoáng sản Sơn Trang; 01 nhà máy xẻ đá ốp lát đang xây dựng của Công ty Cổ phần Phia Bioóc. Hiện tại, ngoài Nhà máy Xi măng Bắc Kạn, tỉnh đã có chủ trương cấp giấy phép đầu tư Nhà máy Xi măng Chợ Mới với công suất 2.500 tấn/ngày. Đây là những cơ sở chế biến của tỉnh có thể nâng cao chất lượng thu hồi khoáng sản, tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các địa phương, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực. Thu ngân sách của tỉnh trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tăng từ 340.548 nghìn đồng năm 2000 lên 32,7 tỷ đồng năm 2009; 6 tháng đầu năm 2010, thu ngân sách trong lĩnh vực này là 17,6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, công tác cấp phép cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản là một lĩnh vực đặc biệt phức tạp, nhạy cảm, vì vậy cần có phải có sự chỉ đạo đồng bộ và thống nhất cao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý nhà nước giữa các cơ quan chuyên môn: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương; Sở Lao động - Thương bình và Xã hội; Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh và UBND huyện, xã nơi có mỏ khoáng sản để công nghiệp khai thác khoáng sản thật sự trở thành ngành kinh tế mganh lại hieuj quả cao.
Tác giả bài viết: Thu Cúc