Sở TN&MT tổ chức họp Tổ soạn thảo xây dựng đề cương Quyết định quy định một số nội dung cụ thể tại Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ
Nhằm đảm bảo công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL tại các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở được thực hiện thường xuyên, kịp thời, hiệu quả và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở trong việc tham mưu cho Lãnh đạo Sở, UBND tỉnh trong công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường; tạo cơ sở dữ liệu tra cứu, phục vụ công tác chuyên môn. Ngày 13/01/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường Công văn số 06/KH-STNMT Kế hoạch công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và pháp chế năm 2022.
Theo đó, nội dung Kế hoạch bao gồm:
1. Công tác xây dựng văn bản QPPL: Việc xây dựng văn bản QPPL phải bảo đảm chất lượng, tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL; Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế và các quy định của Bộ, của tỉnh về ban hành văn bản QPPL.
2. Kiểm tra văn bản QPPL: Hai hình thức kiểm tra đó là: (1) Tự kiểm tra tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản QPPL trong hệ thống pháp luật; việc tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL; tính minh bạch trong quy định của văn bản QPPL; tính khả thi, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản QPPL; yêu cầu cải cách thủ tục hành chính; việc bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; việc bảo đảm công khai, dân chủ trong tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL; rà soát, đối chiếu nội dung của văn bản với tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm xác định những nội dung không còn phù hợp. (2) Kiểm tra, xử lý văn bản theo các nguồn thông tin: Thực hiện kiểm tra, kiến nghị xử lý đối với văn bản trái pháp luật, có mâu thuẫn hoặc không còn phù hợp do các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp, phản ánh hoặc khi nhận được yêu cầu kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.
3. Rà soát văn bản QPPL: Các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở tiến hành rà soát các văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường do HĐND và UBND tỉnh ban hành hoặc rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực theo yêu cầu của Bộ, ngành Trung ương và của UBND tỉnh, qua đó đề xuất xử lý các văn bản QPPL không còn phù hợp quy định pháp luật hiện hành và tình hình thực tiễn; lập danh mục, công bố danh mục văn bản QPPL còn hiệu lực, hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần để tạo thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc tra cứu, áp dụng.
4. Công tác pháp chế: Kiện toàn công chức phụ trách công tác pháp chế của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định; tham gia tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức phụ trách công tác pháp chế của cơ quan; tiếp tục tổ chức thực hiện công tác pháp chế theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
Với các nội dung trên, căn cứ văn bản QPPL của cơ quan nhà nước và nhiệm vụ xây dựng văn bản QPPL năm 2022 được giao, Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Thanh tra Sở, các Phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở có trách nhiệm chủ động xây dựng dự thảo văn bản QPPL thuộc lĩnh vực ngành quản lý để tham mưu cho Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh ban hành; tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của công chức thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế tại cơ quan, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan và người có thẩm quyền trong quá trình triển khai thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL và Báo cáo định kỳ (6 tháng và hàng năm) hoặc đột xuất về công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL và pháp chế theo yêu cầu của Bộ TN&MT, UBND tỉnh và Sở Tư pháp./.
Chi tiết Kế hoạch số 06/KH-STNMT ngày 13/01/2022 tại đây.