Tổ giám sát đặc biệt thực hiện kiểm tra việc khai thác, vận chuyển khoáng sản mỏ chì kẽm Chợ Điền huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Để quản lý tốt khoáng sản tại các vùng giáp ranh với tỉnh Bắc Kạn, gồm: Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Cao Bằng (với mỗi tỉnh ban hành 01 quy chế) làm cơ sở để các cơ quan chuyên môn và UBND các huyện giáp ranh triển khai đầy đủ các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại các các khu vực giáp ranh giữa các tỉnh
Thực hiện Công văn số 2745/UBND-TH ngày 08/5/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc thực hiện nội dung Biên bản ghi nhớ về một số vấn đề hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn. Ngày 22/5/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn ban hành Công văn số 1254/STNMT-KS về việc phối hợp quản lý, bảo vệ khoáng sản theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 2745/UBND-TH ngày 08/5/2023.
Tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng nằm trong vùng chiến lược trọng yếu và quốc phòng, an ninh; địa bàn hai tỉnh trước đây là căn cứ địa cách mạng của chiến khu Việt Bắc, sớm có truyền thống cách mạng. Hai tỉnh có điều kiện địa lý, địa hình, khí hậu gần như tương đồng; có nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt khó khăn. Tỉnh Bắc Kạn có cấu tạo địa chất, địa tầng khá phức tạp, có nhiều nguồn gốc khác nhau, trữ lượng khoáng sản của tỉnh không lớn, còn ở mức hạn chế. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có các mỏ khoáng sản và điểm quặng phân bố tập trung ở các huyện Chợ Đồn, Chợ Mới, Ngân Sơn, Bạch Thông, Ba Bể bao gồm các loại như than đá, vàng, chì, kẽm, quặng sắt, thiếc, mangan, kaolin, graphit… trong đó chì, kẽm là khoáng sản quan trọng và thế mạnh của Bắc Kạn.
Các thành viên Tổ công tác giám sát khai thác, vận chuyển khoáng sản mỏ chì kẽm Chợ Điền, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Tổ giám sát đặc biệt thực hiện kiểm tra việc khai thác, vận chuyển khoáng sản mỏ chì kẽm Chợ Điền huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Trong thời gian qua, các ngành chức năng hai tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng đã phối hợp tốt trong thực hiện một số nhiệm vụ trong đó có các hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản, lâm sản khu vực giáp ranh. Để tiếp tục tăng cường phối hợp quản lý, bảo vệ trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, đảm bảo môi trường sinh thái chung tại vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Cao Bằng theo chỉ đạo của UBND tỉnh, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các huyện, thành phố:
(1) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và thực hiện các nội dung về công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản vùng giáp ranh giữa tỉnh Bắc Kạn với các tỉnh: Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Tuyên Quang theo Quy chế phối hợp đã ký kết số 1575/QCPH/BK-CB ngày 05/8/2010 giữa UBND tỉnh Bắc Kạn và UBND tỉnh Cao Bằng; số 01/QCPH/BK-LS ngày 21/6/2018 giữa UBND tỉnh Bắc Kạn và UBND tỉnh Lạng Sơn; số 1611/QCPH/TN-BK ngày 07/5/2018 giữa UBND tỉnh Thái Nguyên và UBND tỉnh Bắc Kạn; số 01/QCPH/TQ-BK ngày 02/01/2018 giữa UBND tỉnh Tuyên Quang và UBND tỉnh Bắc Kạn.
(2) Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 24/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản, lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; các nội dung đã được UBND tỉnh cụ thể hóa tại Kế hoạch số 626/KH-UBND ngày 20/10/2021 và Kế hoạch số 178/KH-UBND ngày 16/3/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025.
(3). Chỉ đạo đơn vị chức năng, Đoàn kiểm tra liên ngành và UBND cấp xã tăng cường công tác nắm bắt thông tin từ quần chúng nhân dân; thường xuyên tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản trái phép trên địa bàn, trong đó tập trung quản lý, bảo vệ tốt đối với các khu vực có nguy cơ xảy ra khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn;
(4). Theo dõi, quản lý chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện, thiết bị chuyên dùng (có tính chất phục vụ khai thác, chế biến khoáng sản) nhằm ngăn chặn hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trái phép; kết hợp làm tốt công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng trên địa bàn; Chỉ đạo chính quyền UBND cấp xã phối hợp chặt chẽ với Công an cấp xã để kịp thời phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vi phạm về hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản trái phép trên địa bàn;
(5). Quản lý đất đai chặt chẽ, có biện pháp ngăn chặn các trường hợp hộ gia đình, tổ chức, cá nhân lợi dung việc san ủi mặt bằng để khai thác, chế biến, vận chuyển khoáng sản trái pháp luật, trong đó cần lưu ý nhất tại các huyện Chợ Đồn, Ngân Sơn, Chợ Mới, Na Rì và thành phố Bắc Kạn;
(6). Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản trái phép theo quy định và kịp thời thông tin, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp giải quyết.
(7). Kịp thời chấn chỉnh, phê bình, xử lý theo quy định đối với các tổ chức, tập thể, công chức, viên chức và người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không hết trách nhiệm theo nhiệm vụ phân công, để xảy ra hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản trái phép trên địa bàn.
Tăng cường phối hợp quản lý, bảo vệ trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, đảm bảo môi trường sinh thái chung tại vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường; đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường, bên cạnh đó khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư để phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản bền vững, theo hướng hiện đại gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.