Nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, nhất là cho thế hệ trẻ về quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong quá trình đấu tranh chống lại kẻ thủ chung, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước phát triển, vun đắp ngày càng tốt đẹp hơn tình cảm của hai dân tộc Việt Nam – Lào, đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, bóp méo lịch sử, gây chia rẽ quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào. Ngày 29/5/2017, Tỉnh ủy Bắc Kạn ban hành Kế hoạch số 02/KH-BTC Về việc Triển khai tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” đến tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; các đối tượng thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Có 02 hình thức dự thi:
* Thi trắc nghiệm hàng tuần: Trên Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam:
http://vietlao.dangcongsan.vn; Báo Nhân dân:
www.nhandan.org.vn; Báo Quân đội Nhân dân:
www.qdnd.vn; Tạp chí Tuyên giáo điện tử:
www.tuyengiao.vn; Báo Tiền Phong:
www.tienphong.vn; Báo Thanh niên:
www.thanhnien.vn; Báo Tuổi trẻ:
www.tuoitre.vn. Mỗi tuần, Ban Tổ chức Cuộc thi đưa ra 03 câu hỏi, mỗi câu hỏi thi có 03 đáp án trả lời trắc nghiệm, trong đó có 01 đáp án đúng. Người dự thi vào các chuyen trang Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam và thao tác theo hướng dẫn để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
* Thi viết: Người dự thi lựa chọn 1 trong 12 chủ đề do Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương đưa ra để làm bài dự thi:
1. Những cơ sở tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào, Làm – Việt Nam (5/9/1962). Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao của hai nước.
2. Phát triển liên minh chiến đấu, đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Đế quốc Mỹ, giành thắng lợi hoàn toàn (1963-1975).
3. Vai trò của Chỉ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, Chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.
4. Quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam từ năm 1976 đến này. Ý nghĩa và tấm quan trọng của Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (được ký kết ngày 18/7/1977).
5. Những kỷ niệm sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Lào trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lâọ trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
6. Những biểu hiện sinh động của mối quan hệ đoàn kết, gắn bó thủy chung, son sắt của hai dân tộc Việt Nam – Lào dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước từ khi thiết lập mối quan hệ hợp tác và hữu nghị đến nay.
7. Những kinh nghiệm quý báu về việc gìn giữ, củng cố, phát huy truyền thống hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào.
8. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong lịch sử của hai dân tộc và trên những chặng đường phát triển mới.
9. Những cảm nhận về nền văn hóa, về đất nước và con người Lào.
10. Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào.
11. Tại sao các thế lực thù địch xuyên tạc gây chia rẽ quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.
12. Tại sao hai dân tộc Việt Nam – Lào phải yêu thương gắn bó chặt chẽ với nhau.
Quy định nộp bài dự thi: Bài dự thi của cá nhân, đơn vị thuộc cấp nào thì gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp đó; Các bài dự thi thuộc lực lượng vũ trang và đoàn thanh niên gửi bài dự thi theo ngành dọc cấp trên. Mỗi cá nhân được tham gia cả hai hình thức và không hạn chế số bài dự thi (thi trắc nghiệm và thi viết). Thời gian tổ chức Cuộc thi từ
ngày 01/6 đến ngày 13/10/2017; Nơi nhận bài dự thi: Phòng Tuyên truyền – Báo chí – Xuất bản, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” có ý nghĩa chính trị quan trọng, nhằm tiếp tục phát huy các giá trị khoa học của công trình biên soạn “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam 1930-2007 (xuất bản năm 2011) và tài liệu tuyên truyền “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam 1930-2017” (năm 2017). Do đó, để cuộc thi lan tỏa sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh đề nghị các địa phương, đơn vị tổ chức phát động cuộc thi đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên, học sinh, sinh viên, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý để tham dự thi.
Chi tiết Thể lệ Cuộc thi và Đề cương nội dung chính 12 chủ đề thi viết tìm hiểu “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” tại đây./.