Ban hành thông tư Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc chất lượng nước mưa
- Thứ năm - 18/10/2012 08:23
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ngày 01/8/2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thông tư số 32/2011/TT-BTNMT V/v Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc chất lượng nước mưa.
Thông tư Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường chất lượng nước mưa, gồm: xác định mục tiêu quan trắc, thiết kế chương trình quan trắc và thực hiện chương trình quan trắc.
Việc áp dụng các tiêu chuẩn, phương pháp viện dẫn phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, phương pháp quan trắc và phân tích được quy định tại Thông tư.
Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc chất lượng nước mưa là: Đánh giá chất lượng nước mưa phục vụ kiểm soát phát thải và tình hình ô nhiễm của khu vực, địa phương, vùng và ô nhiễm xuyên biên giới; Đánh giá, giám sát lắng đọng axit (lắng đọng ướt) theo không gian và thời gian; Đánh giá hiện trạng và xu hướng chất lượng nước mưa; Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
Theo đó, Việc thiết kế chương trình quan trắc chất lượng nước mưa được quy định cụ thể như sau: Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc phải xác định kiểu quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi trường tác động; Điểm quan trắc được lựa chọn phải đảm bảo rằng các mẫu nước mưa được lấy có tính đại diện cho khu vực quan trắc và đáp ứng mục tiêu của chương trình quan trắc; Căn cứ vào mục tiêu của chương trình quan trắc, nguồn ô nhiễm xung quanh mà quan trắc theo các thông số; Các mẫu nước mưa được lấy theo mỗi trận mưa; Trong trường hợp không thể thực hiện việc lấy mẫu theo mỗi trận mưa thì lấy mẫu theo ngày (liên tục trong 24 giờ); Trong trường hợp không có khả năng phân tích mẫu theo ngày thì có thể tiến hành lấy mẫu theo tuần.
Lập kế hoạch quan trắc căn cứ vào chương trình quan trắc, bao gồm các nội dung: Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ tham gia; Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện quan trắc môi trường (nếu có); Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm; Phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt động quan trắc môi trường; Các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu và thời gian lưu mẫu; Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm; Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường; Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
Việc thực hiện chương trình quan trắc phải tuân thủ theo đúng yêu cầu tại thông tư về công tác chuẩn bị; bảo quản và vận chuyển mẫu; việc phân tích các thông số phải tuân theo một trong các phương pháp quy định tại thông tư.
Sau khi kết thúc chương trình quan trắc, báo cáo kết quả quan trắc phải được lập và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2011./.
Việc áp dụng các tiêu chuẩn, phương pháp viện dẫn phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, phương pháp quan trắc và phân tích được quy định tại Thông tư.
Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc chất lượng nước mưa là: Đánh giá chất lượng nước mưa phục vụ kiểm soát phát thải và tình hình ô nhiễm của khu vực, địa phương, vùng và ô nhiễm xuyên biên giới; Đánh giá, giám sát lắng đọng axit (lắng đọng ướt) theo không gian và thời gian; Đánh giá hiện trạng và xu hướng chất lượng nước mưa; Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
Theo đó, Việc thiết kế chương trình quan trắc chất lượng nước mưa được quy định cụ thể như sau: Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc phải xác định kiểu quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi trường tác động; Điểm quan trắc được lựa chọn phải đảm bảo rằng các mẫu nước mưa được lấy có tính đại diện cho khu vực quan trắc và đáp ứng mục tiêu của chương trình quan trắc; Căn cứ vào mục tiêu của chương trình quan trắc, nguồn ô nhiễm xung quanh mà quan trắc theo các thông số; Các mẫu nước mưa được lấy theo mỗi trận mưa; Trong trường hợp không thể thực hiện việc lấy mẫu theo mỗi trận mưa thì lấy mẫu theo ngày (liên tục trong 24 giờ); Trong trường hợp không có khả năng phân tích mẫu theo ngày thì có thể tiến hành lấy mẫu theo tuần.
Lập kế hoạch quan trắc căn cứ vào chương trình quan trắc, bao gồm các nội dung: Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ tham gia; Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện quan trắc môi trường (nếu có); Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm; Phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt động quan trắc môi trường; Các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu và thời gian lưu mẫu; Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm; Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường; Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
Việc thực hiện chương trình quan trắc phải tuân thủ theo đúng yêu cầu tại thông tư về công tác chuẩn bị; bảo quản và vận chuyển mẫu; việc phân tích các thông số phải tuân theo một trong các phương pháp quy định tại thông tư.
Sau khi kết thúc chương trình quan trắc, báo cáo kết quả quan trắc phải được lập và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2011./.