Hiện trạng môi trường nước mặt Sông Cầu tỉnh Bắc Kạn năm 2012
- Thứ ba - 05/03/2013 14:48
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này

Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu đợt 1 năm 2012 cho thấy, hàm lượng chất rắn lơ lửng không cao, chỉ có vị trí tại khu công nghiệp Thanh Bình (25 mg/l) hàm lượng chất rắn cao hơn quy chuẩn cho phép loại A1 (20 mg/l). Các vị trí còn lại đều có hàm lượng thấp hơn quy chuẩn cho phép loại A1.
Hàm lượng BOD5 ít dao động (Từ 8,4 mg/l tại trạm Khí tượng – Thuỷ văn Thác Giềng đến 13 mg/l tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới). So với quy chuẩn cho phép loại A2 (6 mg/l), tại 6/6 vị trí, hàm lượng BOD5 đã xuất hiện dấu hiệu bị ô nhiễm.Tương tự như thông số BOD5, hàm lượng COD đo được đều có giá trị cao hơn quy chuẩn cho phép loại A2 (15 mg/l). Tại khu công nghiệp Thanh Bình, hàm lượng COD có giá trị cao nhất 25,6 mg/l và thấp nhất tại trạm Khí tượng – Thuỷ Văn Thác Giềng là 17,2 mg/l.
Đối với thông số NH4+: So với quy chuẩn cho phép loại A2, ô nhiễm NH4+ diễn ra trên diện rộng. Tại 5/6 vị trí NH4+ đều có hàm lượng đo được cao hơn quy chuẩn cho phép (Trừ vị trí tại trạm Khí tượng – Thuỷ văn Thác Giềng là 0,05 mg/l).
Hàm lượng dầu mỡ trong nước sông Cầu đo được khá cao (6/6 vị trí cao hơn quy chuẩn cho phép loại A2) và ít dao động (từ 0,05 mg/l tại trạm Khí tượng – Thuỷ văn Thác Giềng đến 0,08 mg/l tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới).
Các thông số còn lại đều có hàm lượng đo được thấp hơn so với quy chuẩn cho phép cột A2.
Như vậy, so với Quy chuẩn 08:2008/BTNMT (cột A2), sông Cầu bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ (COD, BOD5, NH4+) và dầu mỡ. Trước thực trạng trên, các cơ quan quản lý môi trường địa phương cần sớm xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu trong lưu vực để từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ phù hợp.
Hàm lượng BOD5 ít dao động (Từ 8,4 mg/l tại trạm Khí tượng – Thuỷ văn Thác Giềng đến 13 mg/l tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới). So với quy chuẩn cho phép loại A2 (6 mg/l), tại 6/6 vị trí, hàm lượng BOD5 đã xuất hiện dấu hiệu bị ô nhiễm.Tương tự như thông số BOD5, hàm lượng COD đo được đều có giá trị cao hơn quy chuẩn cho phép loại A2 (15 mg/l). Tại khu công nghiệp Thanh Bình, hàm lượng COD có giá trị cao nhất 25,6 mg/l và thấp nhất tại trạm Khí tượng – Thuỷ Văn Thác Giềng là 17,2 mg/l.

Hàm lượng dầu mỡ trong nước sông Cầu đo được khá cao (6/6 vị trí cao hơn quy chuẩn cho phép loại A2) và ít dao động (từ 0,05 mg/l tại trạm Khí tượng – Thuỷ văn Thác Giềng đến 0,08 mg/l tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới).
Các thông số còn lại đều có hàm lượng đo được thấp hơn so với quy chuẩn cho phép cột A2.
Như vậy, so với Quy chuẩn 08:2008/BTNMT (cột A2), sông Cầu bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ (COD, BOD5, NH4+) và dầu mỡ. Trước thực trạng trên, các cơ quan quản lý môi trường địa phương cần sớm xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu trong lưu vực để từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ phù hợp.